Lượng asen trong nước mắm là asen hữu cơ, asen từ cá mà nó là chất tồn tại từ nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất nước mắm. Do đó lượng asen này an toàn cho người tiêu dùng.
Asen hữu cơ và asen vô cơ là gì? Cái nào độc hơn cái nào? [1-3]
– Khi tồn tại trong hợp chất, nếu asen có liên kết với carbon thì đó là asen hữu cơ. Nếu trong hợp chất không mà asen không liên kết với carbon thì đó là asen vô cơ.
– Ví dụ, hợp chất asen vô cơ: arsenat [AsO4]3-, tồn tại trong nước ngầm gây nhiễm độc.
– Asen hữu cơ tồn tại trong gạo, cá, thịt, sản phẩm từ sữa, gạo và ngũ cốc. Trong hải sản cũng có asen hữu cơ, dạng tồn tại này ít độc hại hơn so với asen vô cơ.
Tóm lại, Asen nó nằm ở đâu?
– Asen trong nước ngầm: đây là nguồn nguy hiểm nhất, asen trong nước ngầm là hợp chất asen vô cơ, chỉ cần google là bạn có đủ thông tin ngay.
– Asen có trong hải sản không? Chắc chắn là có, asen trong hải sản là asen hữu cơ (thường là arsenobetaine và arsenocholine), được gọi asen trong cá những hợp chất này KHÔNG ĐỘC, và bài tiết qua nước tiểu 48 h sau khi ăn hải sản. [3]
– Vậy, trong nước mắm có asen không? Có, chắc chắn có, lượng asen này đầu tiên có nguồn gốc từ asen hữu cơ trong cá, nếu không có thêm bất cứ phụ gia nào thì asen đã có sẵn trong nước mắm rồi nhé!
– Vậy, Asen có trong gạo? Đúng vậy, nước nhiễm asen dùng để tưới tiêu khi trồng lúc thì cây lúa sẽ hút nước này mà phát triển ngoài ra asen còn có trong thuốc trừ sâu và chắc chắn là trong gạo sẽ nhiễm asen.
Nếu trong gạo có asen thì thức ăn dặm cho trẻ em thì sao? Có nhiễm asen không? Có độc không?
Có ai trong chúng ta tự hỏi là hàm lượng asen trong gạo Việt Nam là bao nhiêu? Ờ, chắc có nhỉ. Bao nhiêu ư? Tôi không biết. Ah, mà các bạn có biết thì giấu dùm luôn đi, cho bà con yên tâm mua gạo Việt mà ăn, chứ mà mua hết gạo Thái thì tội nông dân mình lắm.
– Vậy trong sữa có asen không? Có luôn, nhưng có ai hỏi các công ty sữa bự là họ có test cái này không, có cho chúng ta biết không?
Rồi xong, tiêu rồi, nước cũng có asen, gạo, sữa cũng có asen, giờ tui ăn cái gì mà sống.
Bình tĩnh, bi kịch chưa kết đâu. Trong không khí cũng có asen đó, hít vào một cái, thở mạnh ra nè, chắc cũng có asen trong đó luôn đó. Bi kịch cuộc đời lên đến mức tột đỉnh chưa bạn?
Vậy, hàm lượng asen bao nhiêu thì nằm trong ngưỡng an toàn? Đây chính là cái mà chúng ta phải biết.
Trong gạo: hàm lượng asen tối đa trong gạo theo quy định của Codex là 0.2 mg/kg. [4-6]
Tuy nhiên, trong 2 nghiên cứu của Queen’s University Belfast và FDA thì hàm lượng asen trong các sản phẩm này vượt qua tiêu chuẩn của Codex.
Vậy, tiêu chuẩn đã có, nhưng số liệu hiện tại về chất lượng gạo mà chúng ta ăn hằng ngày là không có. Bạn có thực sự yên tâm về “hạt ngọc của trời”.
Trong nước uống: hàm lượng asen tối đa trong nước nước là 0.01 mg/L. [3,7]
Trở lại chuyện chén nước mắm mà hằng ngày chúng ta ăn. Tôi dám chắc rằng, 1 ngày bạn ăn nhiều cơm hơn là nước mắm. Tuy nhiên, sao không ai hỏi chất lượng gạo mà báo chí rầm rầm nhảy vào tấn công chén nước mắm.
Theo báo chí nước nhà:
“Tuy nhiên khi phân tích 20 mẫu chứa asen tổng vượt ngưỡng đều không phát hiện asen vô cơ (hàm lượng asen vô cơ ở mức 0.01mg/L” [8].
Vậy là rõ, lượng asen trong nước mắm là asen hữu cơ, asen từ cá mà nó là chất tồn tại từ nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất nước mắm. Ngoài ra, con số 0.01 mg/L là theo tiêu chuẩn nào, nếu con số này áp dụng cho tiêu chí asen vô cơ thì những mẫu trên phải là ĐẠT TIÊU CHUẨN. Vì asen từ cá được loại thải hoàn toàn qua nước tiểu sau 48h.
Ngoài ra,
– Tiêu chuẩn của Úc, hàm lượng asen vô cơ cho phép trong rong biển và các sản phẩm khác là 2 mg/L [9].
– Tiêu chuẩn châu Âu là 0.1 mg/kg cho thực phẩm dành cho trẻ em [10], thôi chơi liều luôn, lấy số này cho nước mắm ha.
– Tiêu chuẩn Canada là 3.5 ppm (đối với protein cá) hay là 3.5 mg/kg luôn ha. [11]
Có chăng con số 0.01 mg/L bắt nguồn từ bài báo: http://www.sciencedirect.com/…/article/pii/S030881460800767X
Xin thưa, nếu các vị muốn dùng con số 0.01 mg/L từ bài báo này, thì các vị phải đọc hết các abstract của bài này để thấy hàm lượng asen hữu cơ là: arsenobetaine (82–94%), arsenocholine (4.9–7.7%)!
Còn nếu các vị muốn gán tiêu chuẩn của nước uống cho nước mắm thì thôi.
Lại tiếp tục hỏi là các vị kiểm tra chất lượng nước mắm theo tiêu chuẩn nào? Chơi tiêu chuẩn CODEX STAN 302-2011 cho nó oách luôn ha. Trong này chỉ đề cập đúng 1 câu là các tạp nhiễm khác thì theo CODEX STAN 193-1995 (trang 31 dành cho Asen).
Giờ nói trắng ra là các vị muốn dùng làm nước mắm mà không cần cá? Hay nói cách khác là thứ nước pha đủ thứ trong đó và để lên kệ bán cho người tiêu dùng. Chắc chỉ có pha urea, nước màu, muối, tinh nước mắm, bột ngọt và các chất điều vị thì khỏi lo nhiễm asen.
Chính các vị là người luôn kêu gọi người dân ủng hộ sản phẩm Việt, các vị cho lều báo giật tít kiểu này quá bằng các vị kêu chúng tôi mua hàng Thái Lan. Các vị đang dùng công cụ mà các vị có để dọn đường cho các tập đoàn lớn vào mà càn quét thị trường nước mắm Việt Nam ư.
Còn gì chua sót thay một ngày không xa, trên kệ của siêu thị Việt Nam trên mảnh đất Việt Nam bày bán toàn nước mắm Knorr của Thái Lan? Hay cá vị muốn chúng tôi ăn nước mắm hương cá hồi. Cá hồi nó cũng nhiễm kim loại nặng các vị ạ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam làm sao có thể tồn tại khi chính những người đáng ra phải bảo vệ họ thì lại đâm trước mặt, đập chén cơm của họ theo kiểu các vị đang làm.
[2]http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs372/en/
[3]https://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp.asp?id=22&tid=3
[4]http://www.fao.org/news/story/en/item/238558/icode/
[5]http://www.foodsafetymagazine.com/…/arsenic-rice-and-regul…/
[6]http://jamanetwork.com/…/jamapedia…/article-abstract/2514074
[7]https://www.researchgate.net/…/241759562_Arsenic_and_Other_…
[8]http://vietnamnet.vn/…/nhieu-mau-nuoc-mam-chua-thach-tin-vu…
[9]http://www.foodstandards.gov.au/…/arsenic/Pages/default.aspx
[10]https://www.food.gov.uk/…/january-update-maximum-limits-for…
[11]http://www.inspection.gc.ca/…/fish_man_standardsmethods_app…
Trích nguồn: Facebooks: Truc Nguyen.