Có doanh nghiệp đứng đằng sau tài trợ cho Vinastas để lấy mẫu ở trên nhiều tỉnh thành và kiểm tra các mẫu này có nhiều nghi ấn đang được đặt ra.

Cụ thể khi ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng thư kí Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam nói rằng có doanh nghiệp đã tài trợ cho chương trình lấy mẫu và khảo sát này, tuy nhiên khi các phóng viên điều tra thì ông Tuấn lại không tiết lộ.
Liên quan đến vấn đề này Ông Nguyễn Thanh Hùng – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc kiêm Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An đưa ra những câu hỏi.
Vậy doanh nghiệp đó tài trợ với mục đích gì? Nếu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì phải nên công khai để người dân cảm ơn chứ sao lại giấu?
Do đó chỉ có trường hợp doanh nghiệp đó tài trợ với mục đích, ý đồ không tốt thì mới không công khai cho dân biết việc mình làm.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là nếu có doanh nghiệp tài trợ thì họ tài trợ bao nhiêu tiền? Câu hỏi này nhằm giải thích nghi vấn “ Tại sao lấy 150 mẫu kiểm nghiệm mà chỉ kiểm nghiệm thành phần Asen tổng mà không kiểm nghiệm các thành phần kim loại nặng khác? Sao không kiểm nghiệm phân tách Asen hữu cơ và Asen vô cơ?” Sau đó lại kiểm nghiệm 20 mẫu để xác định hàm lượng Asen vô cơ mà không kiểm nghiệm tất cả các mẫu? Theo quy định của Bộ y tế thì chỉ cấm các sản phẩm có chứa Asen vô cơ, vậy tại sao Vinastas lại kiểm nghiệm Asen tổng? Sau đó kiểm nghiệm tiếp và nói trong nước mắm không có Asen vô cơ. Vậy Asen tổng ở đây là những Asen nào? Và Vinastas nói nước mắm vẫn an toàn thì công bố để làm gì?


Mặt khác danh sách một số hãng nước mắm truyền thống bị lấy mẫu rò rỉ ra ngoài thì ai là người chịu trách nhiệm cho những thông tin trên khi mà chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền?
Nói về quyền của Vinastas? Ông Hùng cho biết: Vinastas là một tổ chức Hội, tự tổ chức khảo sát, tự kiểm tra và tự công bố kết quả kiểm tra có đúng chức năng thẩm quyển không ?, Đúng pháp luật Việt Nam không ?
Vừa qua có 2 thương hiệu nước mắm công nghiệp đã tung ra thị trường đoạn quảng cáo với tuyên bố “đạt chuẩn an toàn thạch tín”.
Quảng cáo khẳng định: “Chúng tôi luôn tin rằng nước mắm phải ngon, nhưng trước hết phải an toàn”.
Theo phản biện của Ông Hùng: Nếu nói nước mắm truyền thống có chứa Asen thì nước mắm công nghiệp dựa trên tài liệu khoa học kỹ thuật gì để nước mắm công nghiệp “đạt chuẩn an toàn thạch tín”? Nước mắm công nghiệp sản xuất bằng nguyên liệu gì? Trong khi đó nếu nước mắm công nghiệp lấy nguyên liệu sản xuất là nước mắm truyền thống thì nước mắm công nghiệp cũng phải có Asen, nhưng tại sao Vinastas lại công bố kết quả kiểm nghiệm thấp hơn nhiều so với hàm lượng Asen trong nước mắm truyền thống? Các nhà sản xuất Nước mắm công nghiệp đã sử dụng giả pháp kỹ thuật gì để khử bớt hàm lượng Asen trong Nước mắm nguyên liệu? vvv…, đang rất nhiều câu hỏi và chúng tôi sẽ hỏi vào kỳ sau.
Với nhiều câu hỏi, nhiều nghi vấn được đặt ra đối với Vinastas thì thiết nghĩ rằng từ sự mập mờ trong quá trình công bố khảo sát hàm lượng Asen có trong nước mắm và những khuất tất đằng sau vụ việc này liệu chăng có sự cạnh tranh không lành mạnh và rằng ngành Nước mắm công nghiệp đã sẵn sàng kế hoạch để giết chết nghành Nước mắm truyền thống “Nước mắm là Quốc hồn Quốc túy của người Việt”.
Cần có thái độ nghiêm túc của ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng thư kí Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam để trả lời những câu hỏi tôi đã nêu trên  để tạo niềm tin người tiêu dùng.

0964.296.288 Hỗ trợ 24/7